Planning Poker là gì? Planning Poker hoạt động như thế nào? 

Các chức năng và chu trình vận hành trong một tổ chức không thể thiếu đi sự hòa hợp và thống nhất. Để ước tính tương đối một kế hoạch, một phần mềm hay lớn hơn nữa là một dự án có quy mô, việc áp dụng kỹ thuật Planning Poker là một điều cần thiết, hỗ trợ công việc đạt hiệu quả và năng suất tốt hơn. 

Vậy Planning Poker là gì? Sao nhiều chuyên gia lại khuyên dùng kỹ thuật này đến thế? Và đâu là cách thức hoạt động của kỹ thuật này?

1. Planning Poker là gì? 

Planning Poker, hay còn gọi Scrum Poker, là kỹ thuật lập kế hoạch, sử dụng sự ước tính dựa trên mối liên kết giữa ý kiến từ chuyên gia, chia nhỏ và so sánh tương đối giữa các hạng mục nhằm mục đích tìm ra phương án tốt nhất, đạt được sự đồng thuận cao nhất từ những người tham gia. 

Planning Poker giúp mọi người trong một nhóm Agile (phương pháp nắm bắt giá trị cốt lõi và hướng đi của dự án) nhìn nhận rõ nét các mặt ưu, khuyết điểm của tính năng cụ thể trong công việc dựa trên sự bổ trợ và góp ý theo quy trình nhất định. 

Khi một tính năng có ít sự đồng thuận hay bị bác bỏ, người đề xuất sẽ phải đưa ra cơ sở giải thích vì sao lại có sự ước tính đó.  

2. Planning Poker bắt nguồn từ đâu?

Planning Poker lần đầu tiên xuất hiện và được đặt tên bởi chuyên gia phần mềm James Grenning vào năm 2002. 

Về sau, Mike Cohn của công ty Mountain Goat Software, đã phổ biến thuật ngữ này thông qua cuốn sách Agile Estimating and Planning và khiến nó được biết đến rộng rãi trong cộng đồng Scrum. 

3. Planning Poker hoạt động như thế nào? 

Các trưởng nhóm Agile có nhiệm vụ ước tính thời gian, số lượng, thứ tự ưu tiên của các user stories (tính năng) cũng như kiểm tra các hạng mục trong Product backlog (danh sách các tính năng được ưu tiên) trước khi bắt đầu một Planning Poker

Cách thức hoạt động của Planning Poker
Cách thức hoạt động của Planning Poker

Sau khi hoàn tất thủ tục, trưởng nhóm sẽ yêu cầu tập hợp tất cả thành viên trong dự án (có thể là các chuyên gia bên ngoài) cùng tham gia ước tính số lượng user stories cụ thể để tiến tới đồng thuận và thống nhất theo quy trình sau: 

3.1. Thiết lập và gán story point dựa trên các thẻ bài 

Mỗi cá nhân trong nhóm Agile sẽ được phát một bộ bài Poker tương ứng với những lá bài mang các con số trong dãy Fibonacci (0, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89). Các số này thường sẽ tượng trưng cho thời gian hoàn thành biểu hạng mục đó. 

Sau khi cùng nhau thảo luận về một story point được chỉ định, cá nhân chọn ra một lá bài dựa trên khả năng hoàn thành hạng mục của mình rồi úp xuống mặt bàn. 

Thiết lập và gán story point dựa trên các thẻ bài 
Thiết lập và gán story point dựa trên các thẻ bài

Tiếp theo, mọi người cùng lúc lật thẻ bài mà mình chọn. Các con số ước tính không bị ảnh hưởng bởi ý kiến bên ngoài, hay chịu tác động từ các cá nhân khác. 

3.2. Giải thích về sự lựa chọn đối với các thẻ có giá trị đối lập nhau

Nếu các lá bài lật lên trùng nhau về con số, nghĩa là story point đó được thông qua dựa trên sự đồng thuận của số đông thành viên. Trưởng nhóm yêu cầu chuyển đến story point tiếp theo. 

Đưa ra giải thích khi các lá bài có sự đối lập lớn
Đưa ra giải thích khi các lá bài có sự đối lập lớn

Tuy nhiên, nếu các lá bài có sự khác biệt lớn giữa các thành viên, cao hơn hoặc thấp hơn so với thông thường, các thành viên lựa chọn lá bài đó có trách nhiệm đưa ra ý kiến để giải thích cho sự lựa chọn của họ. Trưởng nhóm chắt lọc ý kiến và tiếp tục buổi thảo luận.  

3.3. Điều chỉnh ước tính và kết thúc thảo luận

Kết thúc khâu giải thích, thành viên đánh giá lại sự ước tính của mình đối với story point không đạt được đồng thuận, tiếp tục chọn ra lá bài mới cho vòng hai. 

Trải qua vài lần lặp lại như vậy đến khi mọi người đạt được giá trị chung, Planning Poker sẽ kết thúc. Thông thường khi rơi vào trường hợp gặp phải story point khó, cả nhóm có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia bên ngoài. 

4. Lợi ích đáng mong đợi của Planning Poker 

Là kỹ thuật ước tính giá trị dựa vào các lá bài, Planning Poker hạn chế rõ ràng các cuộc biện luận, tranh cãi, xung đột có trong một cuộc họp. 

Thực tế, các thành viên trong nhóm không cần có mặt đầy đủ trong buổi thảo luận nhưng vẫn có thể đưa ra giá trị của mình các phần mềm hỗ trợ trực tuyến như email, zalo, meet, hangout,… 

Bất cứ thành viên nào cũng có khả năng trở thành một chuyên gia trong quá trình xây dựng và phát triển các story point. Thậm chí, Planning Poker còn là sân chơi dành cho những người hướng nội, muốn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân nhưng không có cơ hội. 

5. Những sai lầm phổ biến khi sử dụng Planning Poker 

Planning Poker là một phương pháp sử dụng kỹ thuật ước tính vô cùng hữu hiệu đối với các nhóm có nhiều hạng mục công việc nhưng lại gặp rắc rối khi hoạch định cụ thể thời gian hoàn thành. 

Ngoài những lợi ích thiết thực mà Planning Poker mang đến cho một nhóm Agile, kỹ thuật này cũng tồn tại những hạn chế mà người dùng nên chú ý. Tiêu biểu trong số đó như:

  • Sự “hùa” theo ý kiến của người có tầm ảnh hưởng lớn trong nhóm. Bạn có giá trị cao, bạn tạo được sự tin tưởng nhưng điều đó không có nghĩa bạn luôn đúng. Trường hợp này xảy ra ở các cá nhân không có quan điểm riêng, không kiên định. 
  • Kết quả một công việc chỉ dựa trên những con số, ít có sự tranh luận để tìm ra những “lỗ hổng” thiếu sót. 
  • Tạo ra thế mất cân bằng nếu cuộc thảo luận luôn bị chia thành hai nhóm có sự đồng thuận trái ngược. 
Giải mã giấc mơ
Sai lầm phổ biến khi sử dụng Planning Poker

 

6. Kết luận 

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã nêu trên bài viết, Planning Poker không tránh khỏi những khiếm khuyết khi áp dụng sai đối tượng hay mất nhiều thời gian để đi đến sự đồng thuận chung giữa các thành viên trong một nhóm lớn. 

Vì vậy, trước khi sử dụng kỹ thuật này, người dùng cần lưu ý và cân nhắc thật kỹ lưỡng. 



source https://kufun.tv/planning-poker/

Comments

Popular posts from this blog

KUFUN - NHÀ CÁI GAME BÀI ĐỔI THƯỞNG UY TÍN HÀNG ĐẦU

Cách soi cầu lô đề dựa vào dàn đề 49 số miền Bắc hiệu quả

Kinh nghiệm lô đề miền Bắc về soi cầu lô đề tỉ lệ trúng cao